Dương Văn Minh là ai? Tiểu sử về cuộc đời của người đàn ông 3 NGÀY LÀM TỔNG THỐNG Việt Nam Cộng Hoà
Dương Văn Minh là ai và những tiểu sử ít ai biết về cuộc đời cũng như quá trình hoạt động chính trị của ông sẽ được báo Evatoday tổng hợp và chia sẻ trong nội dung bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Dương Văn Minh là ai? – Tiểu sử tổng thống Dương Văn Minh
Dương Văn Minh là Tổng thống cuối cùng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
Dương văn Minh là ai? Dương Văn Minh hay sau này là tổng thống Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở Mỹ Tho – Một tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang từ 1976 cho đến nay. Sinh thành của ông là cụ Dương Văn Huề khi đi học mượn tên của một người bà con và đổi tên thành Dương Văn Mau. Cụ từng làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ.
Dương Văn Minh sinh trưởng trong một gia đình theo phật giáo, nề nếp và lễ giáo gồm 7 anh chị em, 4 trai và 3 gái, ông Minh là anh cả trong gia đình. Dương Thanh Nhựt là con trai kế từng tham gia hoạt động cách mạng giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) đồng thời tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và từng là Đại tá của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong khi đó, Dương Thanh Sơn – Em trai thứ năm trong gia đình cũng là một sĩ quan của chế độ cũ.
Năm 1940, Dương Văn Minh theo học tại trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan quân sự bị của Pháp, năm 1942 gia nhập vào quân đội Pháp.
Sau Cách mạng tháng Tắm 1945, ông tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp. Khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai, gia đình ông đã tản cư về chợ Đệm (Tân An). Trong một lần về thăm gia đình, đơn vị rút lui, trong lúc đang đi tìm đơn vị thì ông bị Tây bắt và buộc phải quay lại làm việc cho quân đội Pháp.
Trong năm 1946, Dương văn Minh nắm giữ nhiều chức vụ trong quân đội Pháp từ thiếu úy, đại đội phó rồi lên đến cấp tá. Sau đó ông sang Pháp học tại trường Võ Bị và là một trong những sĩ quan đầu tiên của của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn.
Sau sự kiện giải phóng miền Nam Việt Nam 30/4/1975, Dương Văn Minh được thả về nhà với tư cách là “công dân của một quốc gia độc lập”. Đời sống của ông trong giai đoạn này vô cùng khó khăn lại thêm bệnh tật hành hạ nhưng ông quyết không nhận viện trợ từ phía Đảng và thành phố với lý do “Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen”.
Năm 1983, do bệnh tình phát triển nặng nên Dương Văn Minh được Chính phủ chấp nhận để ông sang Pháp để điều trị bệnh và thăm các con.
Tòa Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông Minh đặt vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông đã từ chối và nói rằng “đã có Chính phủ Việt Nam lo rồi”.
Trước khi rời Việt Nam, ông Minh chỉ xin mang theo bên mình một ít đồ cổ trong nhà. Sang đến đất Pháp, ông cũng không nhờ đến sự giúp đỡ từ Chính phủ Pháp và không xin trợ cấp xã hội Pháp.
Qua những thông tin này các bạn đã biết được Dương Văn Minh là ai cũng như tiểu sử cuộc đời ông rồi phải không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quá trình hoạt động chính trị của ông trong nội dung phần sau nhé.
2. Dương Văn Minh và phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn
Dương Văn Minh và phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn
Sau Hiệp đinh Paris, hàng loạt các cuộc biểu tình, đảo chính, xuống đường đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi chấm dứt chiến tranh, dân chủ và cải thiện thân sinh,… diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Điển hình nhất là cuộc xuống đường của 200 ký giả Sài Gòn hay cuộc tuần hành của hàng vạn nhân dân lao động đã thu hút đông đảo quần chúng bao gồm công nhân, sinh viên, học sinh, trí thức,… tham gia và gây được tiếng vang lớn cả trong nước và quốc tế.
-
Đế quốc Mỹ, Pháp với tướng Dương Văn Minh
+ Đế Quốc Mỹ:
Năm 1971, chính phủ Mỹ yêu cầu Dương Văn Minh ra tranh cử chức vị Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu để thể hiện chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam có dân chủ nhưng chỉ là hình thức và ông buộc phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối lập trong nghị viện.
Tuy nhiên, Dương Văn Minh đã từ chối lời để nghị của chính phủ Mỹ. Sau khi nhận những lời lẽ xúc phạn từ phía đại sứ Mỹ Bunker, ông Minh có ra ứng cử nhưng đến phút chót lại rút lui và Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất cho chức tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Sự kiện này đã làm bẽ mặt Mỹ – Thiệu.
Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần Văn Hương kế nhiệm và lời tuyên bố khi nhận chức “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến nắm xương tàn” đã bị đông đảo người dân Sài Gòn và báo chí đấu tranh dữ dội đòi Chính phủ Trần Văn Hương từ chức.
Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 26/4/1975, lưỡng viện Sài Gòn đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa với số phiếu là 147/151 phiếu.
+ Thực dân Pháp:
Sau gợi ý Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nên đi vào đàm phán, chính quyền Pháp hy vọng “Giải pháp Dương Văn Minh” và khả năng đàm phán với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp lúc bấy giờ là Vanuxem đã đến Phủ thủ tướng để gặp mặt Tổng Thống Dương Văn Minh để đàm phán và gợi ý ông nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp vào tình hình chính trị để “cứu” miền Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt. Tuy nhiên, ông đã từ chối và nói rằng “Tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc”.
-
Tướng Dương Văn Minh với 3 ngày làm Tổng thống
+ Ngày 29/4/1975
Tổng thống Dương Văn Minh cùng Phó Tổng thống và Thủ tướng đã bàn bạc, thảo luận và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh tiến hành thả tù binh chính trị, đồng thời gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ là Martin cho toàn bộ cơ quan viện trợ quân đội Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết vấn đề hòa bình ở Việt Nam.
Đến chiều ngày 29/4, quá trình trao trả tù binh chính trị đã hoàn tất, trừ bộ phận biện phái ra thì chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã.
Vào phút chót của cuộc chiến tranh, Tổng thống Dương Văn Minh đưa ra chủ trương “Sài Gòn không chống cự” và chấp nhận đầu hàng trong ngày 29/4/1975.
Tối ngày 29/4 rất nhiều người tác động Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, thậm chí đã nói điện trực tiếp với ông Minh: “Còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”.
- Ngày 30/4/1975
Khoảnh khắc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
Vào khoảng 6 giờ ngày 30/4/1975 sau khi nghe báo cáo về tình hình quân sự tại miền Nam Việt Nam, Dương Văn Minh cùng với một số người đã đến Phủ Thủ tướng.
Tại đây một cuộc họp đã được diễn ra, ông Minh cùng với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người khác trong nhóm Dương Văn Minh đã quyết định “không nổ sung” và giao lại chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.
Vào lúc 9h30 ngày 30/4/1975, ông Minh cho gọi nhân viên đài phát thanh đến thu âm tuyên bố ngừng bắn. Đến 9h30 cùng ngày, bản thu âm được phát đi phát lại trên đài phát thanh Sài Gòn.
Khoảng 11h30, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập sau đó đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng không điều kiện, Sài Gòn chính thức được giải phóng và Dương Văn Minh lên làm Tổng thống được trọn vẹn 3 ngày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tiểu sử Tổng thống Dương Văn Minh và quá trình hoạt động chính trị của ông. Hy vọng rằng với những thông tin mà báo Eva cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nhân vật lịch sử này.
Nguồn:Theo Báo Giáo Dục