Nguyễn Văn Thiệu – Tiểu sử vị tổng thống của nền Đệ Nhị Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Nguyễn Văn Thiệu là ai và những tiểu sử ít ai viết về cuộc đời cũng như quá trình hoạt động chính trị của ông sẽ được báo Evatoday tổng hợp từ nhiều nguồn tin tin cậy khác nhau và chia sẻ trong nội dung bài viết. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu!

1. Tiểu sử cuộc đời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Tiểu sử cuộc đời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Theo các tài liệu hiện hành, Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5/4/1923  tại Phan Rang, Tháp Chàm và có quê gốc tại Ninh Chữ, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Ông là người theo Công giáo có tên thánh là Martino

Về thân thế của Nguyễn Văn Thiệu, hiện có rất nhiều tài liệu đề cập tới nhưng về cơ bản các tài liệu này đều cho biết ông xuất thân từ một gia đình nghèo có 7 người con, 5 trai và 2 gái nên lúc nhỏ thường được người thân gọi là cậu Tám.

Theo đó, Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ Nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiêu làm đại sứ ở Đài Loan.

Sau đó, ông chuyển vào Sài Gòn và theo học trường Kỹ thuật Đổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự.

Gia đình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dù nghèo khó nhưng ông vẫn theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Sau này vào Sài Gòn ông theo học trường Kỹ Thuật Đổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự. Ông thông thạo 2 ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Vợ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là bà Nguyễn Thị Mai Anh (sinh 1931). Bà chính Đệ nhất phu nhân đầu tiên của chính thể Đệ Nhị Cộng Hòa. Hai người thành hôn năm 1951 và sinh hạ được một cô con gái. Về con gái tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không có quá nhiều tài liệu đề cập đến, tuy nhiên có một thông tin về cô được báo chí phương Tây đưa tin rầm rộ đưa tin đó là đám cưới thế kỷ giữa bối cảnh chính trị đang vô cùng rối ren năm 1973.

Trên đây là những tóm tắt sơ lược về tiểu sử Nguyễn Văn Thiệu. Về quá trình hoạt động chính trị của ông qua từng giai đoạn như thế nào, mời độc giả tìm hiểu ở nội dung phần sau.

2. Quá trình hoạt động chính trị của Nguyễn Văn Thiệu qua từng giai đoạn

Quá trình hoạt động chính trị của Nguyễn Văn Thiệu qua các giai đoạn lịch sử

Theo cuốn “Những ngày cuối cùng của VNCH” và một số tài liệu khác thì quá trình hoạt động chính trị của tổng thống Thiệu gồm những giai đoạn sau:

– Năm 1948: Ông theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Đập Đá ( Huế). Đây là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là Nguyễn Hữu Có.

– Năm 1949: Sau khi mãn khóa, Nguyễn Văn Thiệu về phục vụ tại tại Miền Tây Nam Phần, sau đó được đề cử sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Thời gian này ông cũng phục vụ trong các đơn vị tác chiến của Quân Đội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quý Phàn chỉ huy.

– Năm 1955: Ông trở thành Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh tại Huế.

– Năm 1958: Được thăng cấp thành Trung Tá và là Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

– 1959 tới 1963 : Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Hòa.

– 1/11/1963 Ông tham dự cuộc binh biến và được thăng làm Thiếu Tứớng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

– Ngày 18/1/1965: Thăng chức lên Trung Tướng, là Đệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.

–  Ngày 19-6-1965: Quân đội VNCH chính thức đổi thành Quân Lực VNCH, ông Thiệu được Hội Đồng Quân Lực cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).

– Ngày 4/9/1967: Ông đắc cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống.

– Tháng 4/1972: Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống lần thứ nhất, Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục đắc cử tổng thống lần thứ 2, Trần Văn Hương là Phó tổng thống nhiệm kỳ mới.

– Đầu năm  1973: Tổng thống Thiệu ký vào Bản Hiệp Ước Ngừng bắn (2/1973) do áp lự từ việc ngừng viện trợ và lời hứa hẹn sẽ yểm trợ, can thiệp khi quân đội Cộng Sản đánh vào miền Nam của tổng thống Mỹ Nixon.

– Ngày 26/3/1973: .Tổng thống Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng và kể từ đây cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc, miền Nam chính thức bị người Mỹ bỏ rơi.

– Vào lúc 19h30 đêm ngày 21/4/1975: Do áp lực từ nhiều phía, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, phó thủ tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng cũng chỉ được vài ngày sau đó nhường lại chức vị cho đại tướng Dương Văn Minh.  Đến trưa ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh đầu hàng quân đội cộng sản.

– Đêm 26/4/1975, Ông cùng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Đài Loan lánh nạn. Được một thời gian, ông tới định cư tại Anh và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chết năm nào? Ngày 29/1/2001 Nguyễn Văn Thiệu qua đời tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được an táng tại Boston.

Nguồn: Theo báo Giáo Dục

 


TIN XEM NHIỀU


QUẢNG CÁO


TIN QUAN TÂM


KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI