Cúng rằm tháng 7 nên biết những điều này để cầu may trong “tháng ma quỷ”

Nghi lễ cúng rằm tháng 7 là một nét văn truyền thống vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Cúng rằm tháng bảy như thế nào, cần chuẩn bị những gì và bài văn khấn ra sao để cầu may mắn và bình an trong các thành viên trong gia đình? các bạn hãy cùng Evatoday tìm hiểu trong nội dung bài viết nhé.

1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng rằm tháng 7

Dân gian ta vẫn thường có câu “đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng 7” chưa cần nói về ý nghĩa chúng ta cũng có thể thấy được phần nào mức độ quan trọng của ngày rằm tháng 7 đối với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.

Nghi lễ cúng rằm tháng 7 được gìn giữ từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay nó vẫn rất được coi trọng.

Ngày rằm tháng 7 tức là ngày 15 tháng 7 âm lịch. Người miền Bắc thường gọi đây là ngày xá tội vong nhân còn người miền Nam gọi đây là ngày lễ vu lan. Người xưa cho rằng ngày rằm tháng 7 hàng năm thì mọi tội nhân ở cõi Âm Phủ, trong đó có cả những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục sẽ được xá tội, thoát khỏi Âm Phủ để lên Dương Gian.

Chính vì lẽ đó, các gia đình ở Dương Gian vào ngày này sẽ làm mâm cao cỗ đầy, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Bên cạnh mâm cỗ cúng gia tiên trong nhà, nhiều gia đình còn bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói và những người không nơi nương tựa.

Bên cạnh đó, việc cúng rằm tháng 7 cũng để cầu may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ bởi việc mở cửa âm phủ thả toàn bộ các vong linh sẽ có rất nhiều vong linh xấu lên Dương Gian để quấy nhiễu cuộc sống của người dân.

Theo các chuyên gia các gia đình nên thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng bảy trước ngày 15 bởi người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Hơn nữa, theo truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sông chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa.

2. Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Mâm lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì để vừa làm lễ cầu siêu cho các vong linh đã khuất trong gia đình, dòng họ vừa cầu may mắn, bình an cho các thành viên trong gia đình khỏi sự quấy nhiễu ma quỷ? Theo các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề tâm linh, cần chuẩn bị 2 mâm lễ cúng là: mâm lễ cúng chúng sinh và mâm lễ cúng gia tiên:

  • Mâm lễ cúng gia tiên:

Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7

Thông thường mâm lễ cúng rằm tháng 7 ở ban gia tiên có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được nhưng phải kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho cõi Âm như quần áo, giày dép, ô tô, điện thoại.. bằng giấy.

+ Mâm cỗ mặn bao gồm những món như: gà luộc, đậu xào, canh, nem, xôi, thịt lợn xào, thịt bò xào, nộm hoa chuối hoặc nộm rau thập cẩm.

+ Mâm cỗ chay bao gồm: Hương, hoa, rượu, xôi, tiền vàng, ,mâm ngũ quả,…

  • Mâm lễ cúng chúng sinh:

Mâm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì ở ban chúng sinh? Các bạn nên chuẩn bị nhiều bánh đa, bỏng ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, bánh kẹo, xôi chè và cháo hoa. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị nhiều vàng mã, tiền giấy và quần áo chúng sinh,…

Như vậy là các bạn đã biết được đồ cúng rằm tháng 7 gồm những gì rồi phải không? Để biết cần cúng rằm tháng 7 như thế nào để cầu may mắn, bình an cho các thành viên trong gia đình trong tháng ma quỷ, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung phần sau nhé.

3. Bài cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất

Trong dân gian hiện nay lưu truyền rất nhiều bài văn cúng rằm tháng bảy khác nhau. Đây là điều vô cùng dễ hiểu bởi ngày xưa khi khi chưa viết còn chưa phổ biến thì những bài văn khấn này chỉ được lưu giữ bằng văn hóa truyền miệng từ người này qua người khác và từ đời này sang đời khác.

Việc truyền miệng ít nhiều cũng sẽ gây ra tình trạng “tam sao thất bản” khiến bài văn cúng rằm tháng 7 có nhiều dị bản khác nhau và các dị bản này có sự phân hóa theo vùng miền. Bài văn khấn được chia thành 2 dạng là bài cúng trong nhà và bài cúng ngoài trời:

  • Bài cúng rằm tháng 7 trong nhà

Văn cúng rằm tháng 7 gia tiên

  • Bài cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Văn cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Evatoday vừa mới chia sẻ đến các bạn những điều cần biết khi thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7 để cầu may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình trong tháng ma quỷ. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trên mạng.

Nguồn: Theo Báo Bao24h.com.vn 


TIN XEM NHIỀU


QUẢNG CÁO


TIN QUAN TÂM


KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI