Tiểu sử Nam Phương hoàng hậu và lá thư “dằn mặt” tình địch khiến thiên hạ khâm phục
Mới đây câu chuyện về lá thư “dằn mặt” của Nam PHương hoàng hậu gửi tới tình địch của chồng mình là vua Bảo Đại được tái hiện trong MV “Không thể cùng nhau suốt kiếp” của Hòa MinZy khiến nhiều người tò mò về tiểu sử của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này. Hãy cùng Evatoday tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết nhé.
1. Nam Phương hoàng hậu là ai? – Tiểu sử ít ai biết
Tiểu sử ít ai biết về cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu
Nam Phương Hoàng Hậu là vợ chính thức của vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Bà được mệnh danh là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn khiến vua Bảo Đại bất chấp tất cả để kết hôn. Thế nhưng hồng nhan thì thường bạc phận, cuộc đời của bà trải qua nhiều biến cố thăng trầm với các mốc lịch sử sau đây:
-
Ngày tháng năm sinh của Nam Phương hoàng hậu
Quãng thời gian sống với cho mẹ có thể nói là quãng thời gian tươi đẹp nhất của người phụ nữ này
Nam Phương sinh vào ngày 17/10 năm Giáp Dần âm lịch và ngày ngày dương lịch tương ứng là 4/12/1914. Tuy nhiên, trên tấm bia mộ ở Pháp, ngày sinh của bà được ghi là ngày 14/11/1913.
Vợ chồng ông Pierre Nguyễn Hữu Hào sinh được 2 người con gái. Người con gái đầu là Marie-Agnès Nguyễn Hữu Hào sinh năm 1903; người con gái thứ hai là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, nhưng sau này ghi trong giấy khai sinh quốc tịch Việt Nam là Nguyễn Hữu Thị Lan, còn tên theo Pháp tịch phải ghi thêm là Jeanne Mariette Thérèse sau này chính là Nam Phương hoàng hậu.
Tuổi thơ của 2 chị em khá sung sướng, đầy đủ vì được bố mẹ cưng chiều. Và có lẽ đây là giai đoạn hạnh phúc nhất của cuộc đời người thiếu nữ sau này làm hoàng hậu.
Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9/ 1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng có mặt trên chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau.
Theo sổ sách ghi lại, Nam PHương hoàng hậu là người có dã tâm chính trị, trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ nông cạn, ngây thơ, thích ăn chơi trác táng của vua Bảo Đại. Bà kết hôn với Bảo Đại để lên ngôi hoàng hậu, mong muốn có con trai để phong làm Thái tử nối ngôi và quyền binh sẽ do bà Thái hậu Nam Phương nắm giữ.
-
Cuộc đời của Nam Phương Hoàng Hậu gắn liền với các biến cố thăng trầm của lịch sử
Cuộc đời cỉa Nam Phương hoàng hậu gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử
+ Kết hôn với vua Bảo Đại
Về Việt Nam được gần một năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt. Trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý[8] thành phố sắp đặt, lại được sự dàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darles (Thị Trưởng) Đà Lạt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Sau đó, 2 người thường xuyên gặp nhau để trao đổi tâm tình, cả 2 chia sẻ với nhau các câu chuyện thú vị xung quanh cuộc sống của mình. Bảo Đại
Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”. Và khi Bảo Đại muốn hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
- Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
- Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Do đó cuộc hôn nhân của Nam Phương hoàng hậu và vua Bảo Đại vấp phải nhiều sự phản đối . Trước Hoàng Tộc Triều Nguyễn, Bảo Đại đã nói: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình.”
Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 năm 1934 ở Huế. Khi đó Bảo Đại tròn 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Thái Hòa. Hoàng đế phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước vị Nam Phương Hoàng Hậu.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi hôn lễ được tổ chức là một biệt lệ đối với các chính cung trong triều Nguyễn. Vì mười hai đời Tiên Đế nhà Nguyễn trước, các bà chánh cung chỉ được phong tước Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu. Bắt đầu từ năm 1934, triều đình nhà Nguyễn dùng từ Ngài Hoàng để thưa gởi hoặc nói về Nam Phương Hoàng Hậu.
Đêm ngày 4//1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin hoàng hậu đã hạ sinh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu đã sinh một Hoàng tử. Người đó chính là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long.
Sau sinh, hoàng hậu chú trọng vào dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thi thoảng tổ chức lễ tiệc trong cung, lo việc cúng giỗ Tiên đế, tham gia các việc xã hội và từ thiện,…
Đồng thời, Nam Phương hoàng hậu cũng xuấy hiện bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên…
+ Triều đại phong kiến sụp đổ – Nam Phương hoàng hậu trở về cuộc sống đời thường
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 25/ 8, Chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30/ 8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Tháng 9/1945, ông ra nhận chức “Cố vấn tối cao” trong chính phủ. Ngày 16/ 3/1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa rồi định cư luôn ở đó.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Nam PHương hoàng hậu rời Đại Nội ra sống ngay tại khách sạn Morin, vào lúc này đây khách sạn duy nhất trong kinh đô Huế để chờ đợi thời cơ sang Pháp, cũng như tránh khỏi cuộc chiến chính trị trong Đại Nội. Ngày 1/1/ 1947 Nam Phương cùng các con sang Pháp.
+ Nam Phương hoàng hậu di cư
Nam Phương hoàng hậu di cư sang Pháp để sống và chăm sóc các con
Nam Phương rời Việt Nam năm 1947 để sang Pháp. Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam ngồi ghế “Quốc trưởng”, nhưng bà Nam Phương vẫn ở lại Pháp.
Tại đây bà có cuộc sống khá an nhàn, ngày nghỉ thì dắt con dạo phố mua đồ chơi, thi thoảng mua sắm những món trang phục hàng hiệu đắt tiền. Hàng ngày công việc của bà là chăm lo cho các con, dạy con học, đọc báo hay ra vườn trồng hoa, tỉa lá.
Sau năm 1955, Bảo Đại để bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con khi đó đã lớn, mỗi người đi làm một nơi. Về sau, Nam Phương hoàng hậu rời lâu đài Thorenc ở Cannes để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Nouvelle-Aquitaine cách Paris chừng bốn năm trăm cây số.
Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương tuy giàu có, nhưng cuộc sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu sống ở đây chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của công chúa Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux.
Những năm sau này, Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ ai. Cũng có đôi khi bà đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Và ngược lại những dịp hè thì các con có về đây thăm mẹ ở ít ngày cho bà vui. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng làm khó thở.
+ Nam Phương hoàng hậu qua đời
Các con dự lễ 49 ngày mất của Nam Phương
Ngày 14/9/1963, sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao và đau họng. Bác sĩ kiểm tra nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia cùng các hầu gái đã vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng vì bệnh viện ở xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều.
Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giây phút cuối cùng của cuộc đời. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Đám tang của Nam Phương hoàng hậu được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo rất đơn giản, chỉ có các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang lễ. Đặc biệt, có sự tham dự của Công chúa Như Lý, con gái của vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương sinh sống, nhưng khi bà Nam Phương còn sống thì bà Như Lý chưa bao giờ tới thăm, mà duy nhất lần này bà Nam Phương tạ thế Công chúa tới dự đám tang.
Ngày tang lễ, đi bên cạnh quan tài của bà ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa thì không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có hai Quận trưởng của Brive la Gaillarde và Chabrignac.
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Chữ Hán: “ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG” (Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)
Chữ Pháp: “ICI REPOSE L’IMPÉRATRICE D’ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN” (Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan”
2. Lá thư “dằn mặt” tình địch của Nam Phương hoàng hậu khiến thiên hệ khâm phục
Bức thư của Nam Phương gửi tình nhân của chồng khiến nhiều người vừa khâm phục vừa xót xa
Nam Phương không chỉ là người phụ nữ có nhan sắc xinh đẹp mà còn là một mẫu nhi thiên hạ có học vấn cao, giàu lòng nhân ái ngay cả khi đối với tình nhân của chồng mình là vua Bảo Đại. Điển hình là trong bức thư bà gửi cho Lý Lệ Hà – Tình nhân của vua Bảo Đại khi ông ở Hồng Kông:
“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức Cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc Cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cựu hoàng, ta còn gặp lại nhau. Đức Từ cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương “.
Bức thư vỏn vọn 66 chữ nhưng không một lời trách móc, mắng nhiếc hay hờn giận, cũng không có những ngôn từ mang tính xúc phạm, nhục mạ tình địch của mình.
Lời lẽ trong bức thư Nam Phương hoàng hậu gửi Lý Lệ Hà có lời lẽ chừng mực, nhẹ nhàng, từ tốn và thanh cao. Tuy nhiên, càng đọc càng thấm, lời ít ý nhiều.
Lý Lệ Hà thừa biết bà Nam Phương đã biết chuyện của mình với cựu hoàng nhưng bà vẫn nói lời ân nghĩa, cảm ơn nàng đã lo cho chồng mình.
Bức thư sau này được Lý Lệ Hà cất giữ rất lâu và còn tiết lộ trong hồi kí của mình.
Sau khi MV của Hoà Minzy ra mắt, bức thư này đã trở thành một nội dung nhận được sự chú ý rất lớn từ khán giả.
Trên đây là những tiểu sử ít ai biết về cuộc đời người phụ nữ tài sắc vẹn toàn Nam Phương hoàng hậu. Nếu còn băn khoăn về vấn đề gì bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên mạng.
Nguồn: Theo báo Vietnamnet.vn