Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn hình thành

Ngày nay khi ngôn ngữ đã được sử dụng linh hoạt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và những người có niềm đam mê, muốn tìm hiểu về nguồn gốc của ngôn ngữ. Chính vì vậy, những câu hỏi như chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào hay nguồn gốc chữ Quốc ngữ Việt Nam luôn luôn được đặt ra nhằm đi tìm lời giải đáp chính xác nhất.

1.  Khái niệm chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ được hình thành như thế nào

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế hiện nay của tiếng Việt.

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 có ghi “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ.

Tên gọi chữ Quốc ngữ được sử dụng để chỉ chữ Quốc ngũ Latinh lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định Báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ nhưng về sau từ Tây bị lược bỏ và hiện tại chữ Tây được chuyển sang để chỉ chữ Pháp.

Quốc ngữ về mặt chữ là chỉ chữ quốc gia, tại Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa đi kèm cho thấy từ Quốc ngữ được sử dụng để chỉ một ngôn ngữ nào khác thì Quốc ngữ mặc định là để chỉ tiếng Việt.

2. Lịch sử chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn

Nguồn gốc của chữ Quốc ngữ Việt Nam

Nguồn gốc chữ Quốc ngữ tương ứng với  3 giai đoạn hình thành cụ thể sau:

  • Giai đoạn manh nha

Việc phiên âm tiếng bản địa bằng chữ Latinh nhằm mục đích truyền giáo là một hiện tượng vô cùng phổ biến chứ chữ Quốc ngữ không phải là một hiện tượng độc đáo trên thế giới chỉ có ở duy nhất ở Việt Nam. Minh chứng cho những thứ phiên âm tiếng Việt của các giáo sĩ châu Âu tại thời kỳ này có thể tập hợp qua các bức thư tay, các bản tường trình viết bằng tiếng Ý, tiếng bồ gửi cho cấp trên.

Gaspar d’Amaral, người Bồ được cử đi Nhật năm 1623 sau đến Việt Nam năm 1630 và ở lại làm trưởng phái đoàn tại Kẻ Chợ (Thăng long). Ông đã viết bản tường trình hàng năm về cho Cha Giám sát các tỉnh Nhật Bản và Trung Hoa (1632).

Thông qua những văn bản chữ viết ở giai đoạn này, chữ viết phiên âm đã có dấu ghi thanh điệu, chẳng hạn như: đàng tlão, đàng ngoày, đàng tlân: Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên(vùng Cao Bằng do nhà Mạc cai trị), Oũ nghè: ông Nghè, nhà phũ: nhà Phủ (mỗi xứ có nhiều nhà Phủ),…

  • Giai đoạn hình thành

Đến giai đoạn này chữ Quốc ngữ gần như đã được hình thành. Tác giả cuốn Từ điển Việt – Bồ – La Alexandre de Rhodes đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm  ông tiến hành truyền đạo ở miền Bắc, sau khi bị Chúa Trịnh trục xuất ông rời Bắc vào Nam.

Truyền giáo được 5 năm từ 1640 – 1645 sau khi bị Chúa Nguyễn Phúc Loan cấm đạo ông đành trở về quê hương ở châu Âu. Bên cạnh nhiều bài viết liên quan đến truyền đạo, ông còn để lại cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, Ngữ pháp tiếng Việt và “Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Blời”.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt có 2 chương trong tổng số 8 chương là 1 và 2 nói về lai lịch của ác con chữ, về các dấu trên nguyên âm và thanh điệu.

Cuốn Từ điển Việt – Latinh của Pigneaux de Béhaine tưởng rằng bị thất lạc trong một vụ hỏa hoạn tại Cà Mau, tuy nhiên may mắn đã còn một bản sao được lưu trữ ở Văn khoa Hội Truyền giáo ngoài. Chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này có những thay đổi tương đối cơ bản.

Cuốn “Nam Việt Dương hiệp từ vựng” của JL.Taberd xuất bản tại Sérampore 1838 đã có cách ghi gần đúng với chữ Quốc ngữ ngày nay.

Từ điển Việt – Bồ – La thuộc thế kỷ 17. Từ điển Việt – La thuộc thế kỷ 19. Tác giả của bài viết này này hiểu rằng giữa hai thế kỷ ấy có một khoảng trống vắng tư liệu cần phải lấp đầy và chỉ khi có được những tư liệu đầy đủ này thì mới giải thích được cặn kẽ những biến đổi kia.

Trong kho lưu trữ của Hội Truyền giáo nước ngoài Paris còn bảo tồn được những bức thư của các giáo dân gửi bề trên hoặc ngược lại với niên đại rõ ràng từ 1702 đến 1792. Những tài liệu này đã được công bố trong cuốn sách “Chữ Quốc ngữ thế kỷ 18”(do Đoàn Thiện Thuật sưu tầm và chủ biên, Nxb Giáo dục, 2008).

Từ điển Nam Việt Dương hiệp Từ vựng ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng,  là chỗ dựa cho mọi người muốn học chữ Quốc ngữ. Nó điển chế hóa chính tả và làm cho cách viết của Pigneaux De Béhaine lưu truyền cho đến tận ngày nay.

  • Công nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính thức

Trước khi chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam vào thế kỷ thứ 19, các Nhà cầm quyền cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm thúc đẩy sự truyền bá chữ Quốc ngữ như: đưa vào các quy định bổ nhiệm, thăng tiến cho quan chức và miễn thuế cho dân ở Nam Kỳ.

Chữ Quốc ngữ được công nhận là Quốc ngữ của Việt Nam

Chữ Quốc ngữ được công nhận là Quốc ngữ của Việt Nam

Qua những thông tin mà báo Evatoday chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã biết được chữ Quốc ngữ được hình thành qua mấy giai đoạn và cụ thể từng giai đoạn rồi phải không. Hy vọng rằng những thông tin mà báo Eva cung cấp sẽ giúp các bạn có thêm được những thông tin bổ ích và hiểu hơn nguồn cội của chữ viết mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Nguồn: Theo Báo Vnexpress.net

 


TIN XEM NHIỀU


QUẢNG CÁO


TIN QUAN TÂM


KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI