Đây nhé! Mâm cỗ cúng Giao thừa đầy đủ nhất cho các Eva tham khảo

Mâm cỗ cúng Giao thừa có nghĩa nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt mang ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu của năm cũ và tiếp đón những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Chính vì vậy, mâm cỗ cúng đêm giao thừa cần được chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ, Eva tham khảo ngay nếu chưa biết phải chuẩn bị những gì nhé!

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng đêm Giao thừa đúng và đầy đủ nhất

1. Thời điểm cúng giao thừa

Trước khi đi vào tìm hiểu xem mâm cỗ cúng Giao thừa cần chuẩn bị những gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thời điểm cúng giao thừa phù hợp nhất để mang lại may mắn và bình an cho gia đình trong năm mới nhé.

Theo kinh nghiệm của ông cha ta từ ngày xưa truyền lại, nghi lễ cúng đêm giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tí, tức 12h đêm ngày 30 tháng Chạp của năm cũ.

Theo quan niệm dân gian, lễ Giao thừa là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới mang ý nghĩa tiễn các vị thần của năm cũ đi và nghênh đón các vị thần cai quản của năm mới về.

Nghi lễ cúng Giao thừa là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua các thế hệ con cháu thể hiện sự tri ân báo đức cũng như thể hiện lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc ấm no, niềm vui ngập tràn.

2. Mâm cỗ cúng Giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa theo quan niệm của người Việt cần chuẩn bị thành 2 mâm cỗ, một mâm cỗ cúng thần linh thổ địa ngoài trời và một mâm cỗ cúng gia tiên trong nhà.

  • Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, lễ Giao thừa được tổ chức nhằm tiếp đón các Thiên binh. Do các vị thần phải thực hiện nhiệm vụ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà gia chỉ nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài sân, trước cửa chính mỗi nhà.

Hết một năm, các vị Hành khiển cai quản năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho các vị Hành khiển của năm mới xuống để cai quản Hạ giới trong năm mới.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời được chuẩn bị với lòng thành kính tiễn đưa các các vị thần linh Nhà Trời đã cai quản trong năm cũ trở lại Thiên đình và đón tiếp các vị thần minh mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm mới.

Lễ vật cần chuẩn bị gồm: 1 thủ lợn hoặc 1 con gà nguyên, bánh chưng, mứt kẹp, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.

Do các vị Hành khiển rất bận nên có lẽ chỉ thưởng thức qua loa các lễ vật mà gia chủ chuẩn bị hoặc chỉ kịp đứng để chứng giám lòng thành của gia chủ.

  • Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là nghi lễ cúng tổ tiên vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu, các thành viên trong gia đình được bình an, gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Thông thường, mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà bao gồm các món mặn được chế biến thơm ngon, ấm cúng và trang nghiêm. Bao gồm các món như:

– Món mặn: bánh chưng, giò chả, xôi gấc, thịt gà, thịt lợn và một số món mặn khác tùy theo khẩu vị gia đình như: nem, thịt đông, thịt bò xào, cá kho, rau luộc,…

– Món ngọt và chay: Hương, hoa, đèn, nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bia và các loại đồ uống khác.

Lưu ý: Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình cần phải đứng ngay ngắn trước bàn thờ với trang phục trang nghiêm, khấn tổ tiên để xin được phù hộ độ trì, cầu cho các thành viên trong gia đình được an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.

Evatoday vừa mới chia sẻ đến các bạn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao thừa đầy đủ nhất để cầu may mắn và tài lộc cho các thành viên trong gia đình trong năm mới. Nếu còn băn khoăn về vấn đề gì, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trên mạng.

Nguồn: Theo báo News.zing.vn


TIN XEM NHIỀU


QUẢNG CÁO


TIN QUAN TÂM


KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI