Nguồn gốc và Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 1 tháng 5 là nhân dân lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau làm lễ kỷ niệm, miết tinh mừng ngày Quốc tế Lao động. Cùng Evatoday quay ngược thời gian tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ trọng đại này của thế giới nhé!

1. Ngày 1 tháng 5 là ngày gì? – Nguồn gốc ngày Quốc tế lao động

Nguồn gốc ngày Quốc tế Lao động 1/5

Ngày 1 tháng 5 là ngày gì? Ngày 1 tháng 5 hay còn gọi là ngày Quốc tế Lao động. Đây là ngày lễ kỷ niệm, là ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động trên toàn thế giới.

Theo dòng lịch sử, năm 1886 tại thành phố công nghiệp lớn của thế giới Chicago, Đại hội Liên đoàn đã thông qua nghị quyết

Trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩ quan trọng và là mục tiêu đấu tranh của người lao động. Ngay sau khi Quốc tế I thành lập (1864), Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ tiên quyết của giai cấp vô sản.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) vào tháng 9/1866, việc đấu tranh ngày làm 8 tiếng được coi là nhiệm vụ quan trọng.

Khẩu hiệu ngày làm 8 tiếng xuất hiện ở nhiều nơi tại nước Anh, một trong những nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới. Yêu sách này phát triển mạnh mẽ, dần lan sang các nước tư bản khác.

Năm 1986, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago (Mỹ), Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ đã thông qua nghị quyết nêu rõ: “Từ ngày 1 tháng 5 năm 1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sau đó, ngày 1 tháng 5 trở thành ngày kỷ niệm ngày Quốc tế lao động.

Sở dĩ ngày 1/5 được chọn làm ngày kỷ niệm Quốc tế lao động bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp tại Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa người lao động và chủ sẽ được ký.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được giới tư bản đáp ứng đầy đủ, giới công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình.

Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. với 40 nghìn người đình công không đến nhà máy làm việc và xuống đường mít tinh, biểu tình với thành ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”

Ngày nay, ngày quốc tế lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của nước ta.

2. Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế lao động 1/5 

Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5

Mặc dù cuộc bãi công tại thành phố Chicago bị trấn áp nhưng khí phách anh hùng của phong trào công nhân và những yêu cầu thiết thực, chính đáng của cuộc đấu tranh đã gây chấn động và tiếng vang lớn đối với giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Công nhân ở nhiều nước trên thế giới đã đồng tình và hưởng ứng yêu sách của công nhân Chicago.

Tại Đại hội thành lập Quốc tế II (14/7/1889), Đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1 tháng 5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới và lấy ngày này là ngày kỷ niệm Quốc tế Lao động.Thực hiện Nghị quyết trên, năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1/5 được tổ chức quy mô lớn trên toàn thế giới.

Ngày 1 tháng 5 ở các nước xã hội chủ nghĩa được coi là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết, sự gắn kết với những người lao động các nước trên thế giới.

Đối với các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, ngày 1 tháng 5 chính là ngày biểu dương cho lực lượng lao động tinh thần đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Evatoday vừa mới chia sẻ với các bạn những thông tin bổ ích về lịch sử liên quan đến nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc tế Lao động. Nếu còn băn khoăn về vấn đề gì liên quan đến ngày 1 tháng 5, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trên mạng.

Nguồn: Theo báo Giáo Dục

 


TIN XEM NHIỀU


QUẢNG CÁO


TIN QUAN TÂM


KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI